Vì bọn lừa đảo đang rất lộng hành nên mình đã tổng hợp 24 hình thức lừa đảo đang phổ biến với mô tả ngắn gọn dưới đây. Mong mọi người, anh chị em đọc để phòng tránh & share để phổ biến rộng rãi.
Hãy khuyên người thân, bạn bè của mình nếu không có thời gian thì ít nhất hãy đọc sơ qua tóm tắt của tất cả 24 hình thức bên dưới. Có thời gian đọc phần chi tiết thì càng tốt.
Nguồn mình tổng hợp từ: ChongLuaDao.vn
1. COMBO DU LỊCH GIÁ RẺ:
Lừa đạo chiếm đoạt tiền bạc, thông tin cá nhân qua các hình thức bẫy mua dịch vụ du lịch trọn gói.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../chieu-tro-lua-dao-combo-du.../
2. CUỘC GỌI VIDEO DEEP-FAKE, DEEP-VOICE:
Các đối tượng sử dụng AI để tạo ra những video, hình ảnh giả, sao chép chân chung nhằm tạo ra các video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đạo: như mượn tiền gấp sẽ trả lại ngay,...
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../nhan-biet-lua-dao-bang-cuoc.../
3. GIẢ MẠO BIÊN LAI CHUYỂN KHOẢN THÀNH CÔNG:
Các đối tượng lừa nạn nhân mua hàng số lượng lớn trên mạng xã hội. Làm giả ảnh chụp chuyển tiền qua bank thành công bằng phần mềm.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../canh-giac-voi-chieu-tro-lua.../
4. GIẢ DANH NHÂN VIÊN Y TẾ BÁO NGƯỜI THÂN CẤP CỨU:
Gọi điện báo người thân đang nằm cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền mổ gấp.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../chieu-tro-gia-danh-nhan-vien.../
5. TUYỂN NGƯỜI MẪU NHÍ:
Lợi dụng mạng xã hội tiếp cận dụ dỗ các bậc phụ huynh có con trẻ đăng ký ứng tuyển người mẫu nhí. Yêu cầu nạn nhân đóng nhiều loại phí.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../lua-dao-nup-bong-tuyen-nguoi.../
6. THÔNG BÁO KHÓA SIM VÌ CHƯA CHUẨN HÓA THUÊ BAO:
Các đối tượng gọi báo khóa sim. Nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ mất tin cá nhân.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../lua-dao-khoa-sim-vi-chua.../
7. GIẢ DANH CÔNG TY TÀI CHÍNH (Cái này người thân admin bị lừa cho vay rồi nè):
Cung cấp khoản vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản. Yêu cầu nạn nhân đóng phí làm thủ tục rồi chiếm đoạt.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../lua-dao-gia-danh-cong-ty-tai.../
8. CÀI ỨNG DỤNG, LINK QUẢNG CÁO CỜ BẠC, CÁ ĐỘ, TÍN DỤNG ĐEN:
Các đối tượng gài bẫy quảng cáo, ứng dụng cho vay. Nạn nhân sau khi cài đặt ứng dụng & cấp quyền cho ứng dụng truy cập điện thoại sẽ bị kẻ gian chiếm đoạt thông tin các nhân.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../canh-giac-voi-chieu-tro-cai.../
9. GIẢ MẠO TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP:
Tạo trang web giả mạo có giao diện giống trang web của cơ quan, doanh nghiệp. Người dùng khai báo thông tin trên trang web giả đó sẽ bị đánh cấp thông tin cá nhân.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../nhan-biet-chieu-tro-gia-mao.../
10. GIẢ MẠO SMS BRANDNAME, PHÁT TÁN TIN NHẮN GIẢ MẠO:
Các đối tượng sử dụng trạm phát sóng BTS giả mạo để gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới người dùng. Nạn nhân làm theo hướng dẫn từ tin nhắn sẽ bị cấp thông tin cá nhân.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../nhan-biet-va-phong-tranh.../
11. LỪA ĐẠO ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN, TIỀN ẢO, ĐA CẤP:
Gửi link thanh toán trực tiếp tham gia sàn giao dịch ảo, yêu cầu nạn nhân gửi tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../canh-giac-voi-chieu-tro-lua.../
12. LỪA ĐẢO TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN ONLINE:
Tuyển cộng tác viên "việc nhẹ lương cao" - giả mạo các trang sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada và các thương hiệu lớn để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../canh-giac-voi-chieu-tro-lua.../
13. ĐÁNH CẤP TÀI KHOẢN MXH, NHẮN TIN LỪA ĐẢO:
Chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản Facebook, Zalo nhắn tin cho bạn bè, người thân hỏi vay tiền.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../canh-giac-voi-chieu-tro-lua.../
14. GIẢ DANH CƠ QUAN CÔNG AN, VIỆC KIỂM SÁT, TÒA ÁN:
Các đối tượng giả danh cơ quan công an, viện kiếm sát, tòa án để gọi điện hăm dọa & sử dụng các chiêu trò lừa đảo nhắm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../canh-giac-voi-chieu-tro-gia.../
15. RAO BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, FACEBOOK:
Đăng tải quảng cáo mời chào người tiêu dùng mua hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc trên các sàn thương mại điện tử, tạo facebook giả mạo các fanpage lớn để bán hàng giả.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../nhan-biet-chieu-tro-ban-hang.../
16. ĐÁNH CẮP THÔNG TIN CCCD ĐI VAY NỢ TÍN DỤNG:
Các đối tượng bẫy người dùng internet khai báo thông tin CCCD (căn cước công dân) trên các mẫu khảo sát. Từ đó sử dụng thông tin các nhân đánh cắp để vay nợ tín dụng.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../canh-giac-va-phong-tranh-bi.../
17. CHUYỂN NHẦM TIỀN VÀO TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG:
Lừa đảo chuyển tiền nhầm vào tài khoản ngân hàng & giả danh người thu hồi để yêu cầu trả lại số tiền
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../canh-giac-voi-chieu-tro-lua.../
18. DỊCH VỤ LẤY LẠI TIỀN ĐÃ BỊ LỪA:
Giả danh nhân vật có uy tín, sức ảnh hưởng liên kệ cung cấp dịch vụ lấy lại tiền đã mất cho nạn nhân. Yêu cầu nạn nhân thanh toán trước hoặc cung cấp thông tin cá nhân.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../chieu-tro-ho-tro-lay-lai-tien.../
19. ĐÁNH CẮP TELEGRAM OTP:
Lập tài khoản Telegram giả danh các cơ quan, tổ chức. Gửi tin nhắn yêu cầu xác thực tài khoản cho nạn nhân nhằm chiếm đoạt mã OTP để truy cập tài khoản của họ.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../canh-giac-voi-chieu-tro-danh.../
20. TUNG TIN GIẢ VỀ CUỘC GỌI MẤT TIỀN FLASH-AI:
Gọi điện thông báo tin giả, hướng dẫn phòng tránh cuộc gọi mất tiền FlashAI. Nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ bị chiếm đoạt thông tin cá nhân.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../su-that-ve-thong-tin-mat-tien.../
21. DỊCH VỤ LẤY LẠI TÀI KHOẢN FACEBOOK:
Tạo trang web quảng cáo dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook. Yêu cầu người dùng cung cấp tiền cọc, thông tin cá nhân.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../canh-giac-voi-chieu-tro-lua.../
22. RẢI LINK PHISHING, SEEDING QUẢNG CÁO BẨN TRÊN MXH:
Tạo trang web giả mạo ngân hàng hoặc dịch vụ trực tuyến với mục đích thu thập thông tin cá nhân của các người dùng internet.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../link-phishing-lua-dao-seeding.../
23. CHO SỐ ĐÁNH ĐỀ:
Các đối tượng chiêu dụ người dùng chơi đề & yêu cầu nạn nhân chi trả tiền hoa hồng.
Chi tiết & cách phòng tránh:
24. BẪY TÌNH CẢM, ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH, GỬI BƯU KIỆN, TRÚNG THƯỞNG:
Các đối tượng thông qua MXH & ứng dụng hẹn hò tiếp cận người dùng. Lợi dụng tình cảm nạn nhân lừa chuyển tiền, kêu gọi đầu tư tài chính.
Chi tiết & cách phòng tránh: https://chongluadao.vn/.../hinh-thuc-lua-dao-cho-so-danh.../
Mong mọi người, anh chị em đọc để phòng tránh & share để phổ biến rộng rãi.
P/s: Thấy có gì hay cho cộng đồng cảnh giác thì admin chia sẻ thui, hi vọng đừng ai bị lừa nhen!
Ngoài ra người thân admin còn bị dính lừa đảo cả việc đi vay nữa, cụ thể là nhìn thấy quảng cáo vay không lãi xuất, vay giá rẻ, thế là lên đăng ký thử vì nghĩ có mất gì đâu. Nó làm giả rồi báo đã chuyển khoản này nọ, thế là đùng đùng xui khiến sao từ đi vay, đóng phí xác minh, sai thông tin...mất hẳn 40 triệu (đã báo công an Quận 10, Tp HCM) nhưng chắc chắn không lấy lại được đâu. Nên cả nhà nhớ cảnh giác nha.
Tags:
sưu tầm
Bài này sao bị flop quá. Mình chỉ mong mọi người đừng coi nhẹ mấy này, tất cả đối tượng bị dính lừa đảo thường đã bị target theo dõi từ lâu, nếu bạn không bị vì bạn không có sơ hở thì người thân của bạn có thể sẽ bị. Lừa đảo càng ngày càng nhiều vì mọi người quá chủ quan, dẫn đến các cuộc lừa đảo thành công 100% cho nên chúng cứ tiếp diễn.
Cái 24 chi tiết như nào nhỉ?
Nhờ bình chọn cho con cái tham gia cuộc thi và click vào link nữa, cái này cũng phổ biến
Hãy CẢNH GIÁC với thủ đoạn LỪA ĐẢO THÔNG QUA CÀI ĐẶT ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 🆘
Đây là hình thức lừa đảo hết sức tinh vi và đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng ⚠️ Cụ thể, đối tượng lừa đảo sẽ tiếp cận khách hàng và gửi đường link ứng dụng giả mạo qua SMS/Zalo; hoặc khách hàng tự tải các ứng dụng không rõ nguồn gốc. Sau khi khách hàng cài đặt ứng dụng, đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại/thiết bị thông minh (phổ biến thiết bị sử dụng hệ điều hành Android), lấy cắp thông tin cá nhân với mục đích chiếm đoạt tiền.
Khách hàng cần tỉnh táo tự bảo vệ mình để KHÔNG TRỞ THÀNH NẠN NHÂN bằng cách:
👉TẮT QUYỀN TRỢ NĂNG (ACCESSIBILITY) trên thiết bị di động, thực hiện theo các bước sau: https://bit.ly/Canhbaoluadao_1
👉SỬ DỤNG TÍNH NĂNG SINH TRẮC HỌC (VÂN TAY, KHUÔN MẶT) nhằm hạn chế việc bị đánh cắp thông tin (tài khoản/mật khẩu)
👉KHÔNG TRUY CẬP và CÀI ĐẶT ứng dụng thông qua các link website, kho lưu trữ không rõ nguồn gốc
👉KHÔNG CHO PHÉP BẤT KỲ CÁ NHÂN NÀO truy cập trực tiếp vào điện thoại để hỗ trợ cài đặt, sử dụng ứng dụng
Về Android thì nó sẽ lừa người dùng tải file APK từ bên ngoài về và cài đặt ứng dụng (mấy cái ứng dụng này thường sẽ giả danh mấy cái như Thuế, Chính Phủ,…) xong khi vào app thì nó sẽ hướng dẫn người dùng cấp quyền cho ứng dụng.
Nguy hiểm nhất là quyền trợ năng, Accessibility -> cái này có thể overlay lên các ứng dụng khác và theo dõi tao tác người dùng cũng như chiếm quyền điều khiển thiết bị.
Android chắc bọn nó luồn qua Accessibility trợ năng, t nghi nó lừa cài app vớ vẩn rồi cướp quyền remote, tắt màn khóa máy rồi thao tác lúc chủ máy không làm gì được
Đợt gần đây thấy nhiều app bank bắt tắt hết trong Accessibility mới cho đăng nhập
Chốt lại đừng cho ai mượn điện thoại dùng tạm nữa nhé, có vụ đổi tên danh bạ cho giống với bank rồi ck lừa mua đồ nữa rồi á!
Nạn nhân mới nhất xin trình bày quy trình nhé: (mất 100 củ từ Tk tiết kiệm Vpbank)
1/ vợ mình cho bạn mượn ĐT Sam 22+, đối tượng là bạn làm cùng, dùng để làm CCCD
2/sau khi kiểm tra Tk, mất 💯 củ từ 3 sổ Tk( 2 đã đáo hạn, 1 còn thời hạn)
3/ trong thông báo có 2 lần chuyển gần nhau đến 1 số Tk BIDV tên vithihanh (một cái tên ko hề biết)
4/thông báo lên VPBank được phản hồi đã có dấu hiệu bị chiếm quyền kiểm soát, cần vào cài đặt xoá quyền trợ năng ứng dụng
5/khi ktra, bảo mật đt thông báo có ứng dụng độc tên thongtinchinhphu, dichvucong( đã đc cấp quyền)
Giờ còn có kiểu lừa lần 1 xong lại quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền để lừa tiếp lần hai, đúng là lắm mưu ma trước quỷ thật :))
14prm, dù ko cài app lạ. Và đang phán đoán nguyên nhân thôi.
Đợt đó có access wifi free công cộng ko password, và trình duyệt mở lên, xong app bank mở lên, mà 14prm thì auth = mặt nên xong em nghĩ đoạn đó tiền đi rồi. 30p sau check tiền do cần tính toán sổ sách, thì vào lại thấy bay tiền rồi.
iphone khả năng là cài profile chế độ giám sát rồi
Ké. Con redmi 10 của t bị dính virus ads. Cứ 10 phút là nó auto mở chrome web đánh bạc. T đã xóa hết mấy app lạ, tải app quét rác nhưng vẫn không hết. Đt t không có gì quý nên rất ngại reset máy (Con Xiaomi nào cũng bị quảng cáo từ trong máy luôn thì phải)
Cái này các app ngân hàng những bản cập nhật gần đây đã check nếu thiết bị có app đang có quyền accessibility thì sẽ chặn không cho đăng nhập. Bản chất mấy cái hack này nó pass được qua đoạn nhập mật khẩu và smart otp theo mình đoán là nó đã log vị trí chạm trên màn hình của ng dùng rồi đoán ra pass. Mình chưa trực tiếp nhìn quá trình hack đó ra sao, nhưng đoán được 2 trường hợp.
1. App lừa đảo nó phủ lớp overlay lên màn hình, khi người dùng nhập pass ngân hàng và smart otp nó có thể dựa vào vị trí chạm trên màn hình để đoán ra, vì các app ngân hàng hiện tại đều build bàn phím riêng nên trường hợp keylog bị loại => Vì thế để đảm bảo thêm 1 bước nữa giúp người dùng an toàn hơn, mình nghĩ ngân hàng nên thêm chức năng đảo phím số khi nhập smart otp. Tức là vị trí các số sẽ random mỗi lần mở, như vậy7 hacker ko dò ra đc smart otp
2. App sau khi nó dò được smart otp như trường hợp 1, thì lần tới khi người dùng vừa đăng nhập vào app ngân hàng, nó sẽ bật app kia lên phủ đen màn hình như bài viết và dùng quyền accessibility để thực hiện chuyển khoản
=> Theo mình mấu chốt ở 2 chỗ, đăng nhập app và smart otp, chỗ đăng nhập app nó có thể pass đơn giản khi nguopiwf dùng đăng nhập xong nó phủ đen màn hình là xong. Nên cách khả thi nhất mình nghĩ là đổi layout bàn phím smart otp sau mỗi lần mở
- Đối với APK thì rất dễ vì người dùng chỉ cần 1 app được cấp quyền Accessibility sẽ chiếm được quyền điều khiển điện thoại rồi, các b có thể tham khảo thêm một report của GIB: https://www.group-ib.com/blog/golddigger-fraud-matrix/
- Đối với nhà táo thì không nhất thiết phải cài jb nhưng các b sẽ hầu như phải tải 2 app. 1 app có chức năng gần như bypass khâu kiểm duyệt app của nhà táo, app thứ 2 sẽ là chiếm quyền điều khiển. Ở App đầu thì nhiều trường hợp hay sử dụng nhất là TestFlight.
Mình nghĩ đối với các trường hợp yêu cầu từ các cơ quan chức năng các b cứ gọi trực tiếp cho đầu số hotline của cơ quan chức năng đó yêu cầu giải quyết, liên hệ thêm với các tổ chức về ATBM lớn tại Việt Nam hoặc nhà mạng các b đang dùng nhằm hỗ trợ sớm như chống lừa đảo, cục ATTT, Công An...và mình (có thể mình k giúp các b lấy lại được tiền nhưng sẽ hạn chế được những người vô tội khác có thể sẽ bị giống b =))))
[Lừa đảo bằng hình thức làm việc online] <-- này mình tình cờ biết 1 thời gian rồi, nay mới rãnh ngồi viết.
1 hôm hình như tầm T2/2023 mình thấy 1 quảng cáo về luyện giọng, mình vô tham khảo để tìm lớp cho nhỏ con luyện giọng nói và hát thì thấy cái cty đó đang tuyển giọng đọc sách/truyện/lồng tiếng online, bảo có đào tạo giọng. Rồi mình dzô hỏi thăm nó kêu add tư vấn số đt Zalo, mình cũng dzô đó hỏi thăm, cái nó giới thiệu Website cty đồ, MST cty đồ ... quành tráng lắm. Mình bị bệnh nghề nghiệp nên kiểm tra MST cty mới thành lập cuối năm 2022, domain cty mới mua cách đó 1 tuần, giám đốc ko trùng tên. Mình thấy MÙI rồi giả bộ dzô thêm xem sao. Nó xin thông tin làm hs ứng tuyển, rồi kêu thu âm thử 1 đoạn nhỏ để xem có đủ năng lực ko? Sau đó nó nói làm việc trên Telegram, mình cũng có luôn. Dzô cái hành trình lừa đảo là như thế này :
1. Nó kêu mình vô và nhắn : "Mình là thành viên mới" <-- này để nó chốt con mồi mới.
2. Nó giả bộ gửi 1 đoạn nhỏ cho 1 đám tầm 70 - 80 đứa trong nhóm thu âm rồi gửi, rồi bảo ai đạt, rồi ck số tiền có mấy chục ngàn cho 1 lần à cho tầm 10 đứa. Rồi mấy đứa kia hùa theo chúc mừng. --> này mình lấy được 20k rồi thôi, hỏng lấy thêm được, tại ko chịu thu âm thêm để gửi
3. Rồi tới gửi cái event là hỗ trợ nhà tài trợ kêu 3 gói sp tầm 700k, 1tr, 1.5tr (hoặc hình thức khác) : nếu ck thì nhận liền hoa hồng 10%. Rồi lại 1 đám giả bộ vô ck rồi nhận lại liền 10% (có chụp hình ck nha).
4. Sau nhiều lần giả bộ qua lại thu âm, rồi giả bộ hoa hồng thành công để lấy lòng tin của GÀ mới. Nó nâng hạng mức lừa đảo lên, ai tin sái cổ thì sẽ bắt đầu bị lừa nhiều hơn số tiền cao hơn.
<-- Sau 1 khoản thời gian con mòi phát hiện thì nó giải tán Group.
Mình phân tích cho các bạn các vấn đề:
1. Tại sao lại chọn group Telegram : vì khi giải tán bạn ko tìm ra được cái group của nó nữa, ko lưu dấu vết. Zalo thì còn nha. Nó đặt thời hạn nếu trong vòng bao nhiêu lâu ko phản hồi tin nhắn trên đó bị outgroup. <-- cái này mới vô thử mình chỉ nhìn ko nói gì, ko chào người mới mình bị OUT tới 3 lần nên mình mới biết, hoặc Group đó đã thành công lừa nên nó giải tán mình cũng bị OUT luôn. Và thời gian bị OUT rất nhanh trong vòng có 24 tiếng là nó đã thành công dụ con mồi rồi.
2. Các loại công việc làm online mình thấy được : thu giọng online (cái này cực ký nguy hiểm vì nó có thể dùng giọng nói của mình để sử dụng khuôn mặt AI để lừa người thân mình) - đánh văn bản online (cái này thì mình mới dám tìm hiểu sâu, làm nhiều lâu lắm mới bị đá vì dụ ko thành công, vì đánh văn bản ko làm ảnh hưởng bảo mật cá nhân mình) - cái thứ 3 mới đáng sợ Tuyển Kế toán làm Online (cái này sau khi thử nó gửi phần mềm kêu là MISA cho bạn cài vô máy để làm theo khớp lệnh với nó), cái này là e ko dám thử luôn vì sợ cài pm vô máy.
3. Nhóm tụi nó có tầm 70 - 100 người : giả bộ ck qua lại, rồi giả bộ tung hứng trong group khiến những con GÀ tin sái cố, làm theo 1 cách ngu ngốc <-- chả có cái lợi nào dễ dàng vậy, và chả có cái văn bản đánh nào, hay thu âm nào 1 giao cho 70 - 80 đứa làm để làm gì????
<-- Làm ơn đi, việc thì tìm cái gì thực tế mà làm, bớt bớt ONLINE cho tui nhờ, giờ cái gì cũng bảo Online cho tiện : ừa thì đúng, mua online tiện, làm việc online ... đúng lắm ... --> nhưng là cty thật, đã làm việc lâu năm thật offline, chuyển online may ra. Tỉnh táo lại dùm cái nha Quý Dzị ... hỗ trợ nhao chút nhen quý dzị ... Thén Kìu.
Giờ còn có chiêu trò mới là lừa đảo các shop bán hàng trung gian trên Esty, Amazon, Tiktok Trung nữa....nó tạo hệ thống bán hàng như thật xong cứ thêm thêm là vừa bay hàng vừa bay luôn tiền nâng cấp. Hôm suýt bị xong vô tình coi được bài trên Vietnamnet thấy y chang vội vàng không chơi nữa